Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai
thuật ngữ phổ biển trong lĩnh vực logistics là Estimated time of departure
(ETD) và Estimated time of arrival (ETA). Và các bạn lưu ý là thuật ngữ ETD ở
đây khác với thuật ngữ Estimated time of delivery (ETD) nhé.
Thời gian khởi hành dự kiến (ETD)?
Estimated time of departure (ETD) là ngày giờ khởi hành dự
kiến của lô hàng. Thời gian này sẽ được căn cứ dựa trên thông tin hành trình của
phương tiện vận chuyển, do người vận chuyển cung cấp dựa trên nhiều yếu tố như:
tốc độ phương tiện, thời tiết, hành trình trước đó của phương tiện vận chuyển,...
Thời gian đến dự kiến là gì (ETA)?
Estimated time of arrival (ETA) là ngày giờ dự kiến mà lô
hàng sẽ đến cảng đích. Đích đến này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện giao hàng
nhưng thông thường được dùng để phản ánh tên một cảng biển hoặc cảng hàng
không. Phương thức vận chuyển có thể là hàng không, đường biển hoặc vận chuyển
nội địa như tàu lửa hoặc xe tải.
Sự hiểu lầm phổ biến về hai khái niệm ETD và ETA là gì?
Thông thường việc thời gian khởi hành và đến dự kiến không
chính xác là rất hay xảy ra trong ngành logistics do rất nhiều yếu tố liên
quan. Và các khách hàng hay nhầm lẫn giữa
2 khái niệm này và 2 khái niệm Actual time of departure (ATD) và Actual time of
arrival (ATA). Cho nên một điều rất quan trọng khi làm việc với các khách hàng
là phải nhấn mạnh cho họ rằng đây chỉ là thời gian dự kiến, nếu không sẽ gây ra
sự hiểu lầm không mong muốn giữa hai bên. Vì khách hàng luôn mong muốn thời
gian là chính xác để có thể nhận hàng kịp thời.
Làm thế nào để có thể cung cấp cho khách hàng ETD và ETA chính xác hơn?
Như đã nói ở trên, ETD và ETA phụ thuộc nhiều yếu tố và rất
hay thay đổi cho nên chúng ta cần thông tin đến đối tác về bất kì một sự thay đổi
nào một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Để làm được điều này chúng ta nên lắm
rõ tên phương tiện vận chuyển, số hiệu/số chuyến, hành trình của phương tiện vận
chuyển, lịch cập cảng/bến,…trước khi phương tiện đến địa điểm khởi hành và đích
đến. Thông thường nếu vận chuyển bằng đường biển thì sẽ rất dễ để kiểm tra bởi
vì bạn có thể có được các thông tin tàu từ nhiều nguồn như: trang web của hãng
tàu, trang web của cảng, một số website còn có thể cho bạn tra cứu vị trí chính
xác của tàu trong vòng 24h bằng định vì vệ tinh, đơn vị cung cấp dịch vụ vận
chuyển…Dựa trên các yếu tố này chúng ta có thể có các ứng phó kịp thời và tránh
được các rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa dễ hư
hỏng và có vòng đời ngắn.
Nếu bạn chủ động trong việc nắm bắt thông tin và có thể dự
đoán trước trước các thay đổi và thông báo kịp thời cho đối tác thì chắc chắn rằng
bạn sẽ được đánh giá rất cao bởi đối tác.
Qua bài trên, chắc hắn bạn đã hiểu và nắm rõ khái niệm etd là gì và eta là gì rồi đúng không. Theo dõi blog để có thêm nhiều thông tin.