M&A là gì? Cùng tìm hiểu về định nghĩa, hình thức và tiến trình thực hiện M&A

08 tháng 6

M&A là gì?

M&A là chữ viết tắt của 2 từ Mergers (Sáp nhập)Acquisitions (Mua lại). Theo Wikipedia định nghĩa thì M&A là việc mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường. Trong một số trường hợp khác, người ta dịch cụm từ này là sáp nhập và mua lại.

Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết của các doanh nghiệp có quy mô giống nhau, cùng nhau tạo ra một doanh nghiệp với tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập.

Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Thương vụ M&A xảy ra khi hai công ty kết hợp với nhau, sẽ tạo ra một giá trị cao hơn 2 công ty riêng lẻ. Các doanh nghiệp lớn sẽ mua lại các doanh nghiệp nhỏ nhằm mục đích tạo ra một doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh lớn hơn. Những công ty nhỏ đồng ý bị mua lại vì họ biết không thể tồn tại một mình được.


Lợi ích của các thương vụ M&A

Thương vụ M&A mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp mới.

Cụ thể M&A sẽ giúp các doanh nghiệp mới giảm số lượng nhân viên, tiết kiệm chi phí, sở hữu công nghệ mới, nâng cao khả năng hiện diện và tiếp cận thị trường tốt hơn.

Các hình thức của M&A

M&A có 3 hình thức cơ bản đó là: M&A theo chiều ngang, chiều dọc và kết hợp (tập đoàn). Ta cùng tìm hiểu 3 hình thức cụ thể này.

M&A theo chiều ngang: (Horizontal) là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa là cùng ngành và ở cùng một giai đoạn sản xuất. Các công ty, trong trường hợp này, thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

M&A theo chiều dọc (Vertical) được thực hiện với mục đích kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một dịch vụ và dịch vụ tốt, nhưng khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.

M&A kết hợp (Conglomerate) là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Việc sáp nhập kiểu tập đoàn diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng họ không cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Sản phẩm của họ có thể được bổ sung, sản phẩm đi cùng nhau, nhưng về mặt kỹ thuật không phải là sản phẩm giống nhau.

Tiến trình thực hiện M&A

Tiến trình thực hiện M&A gồm 10 bước:
  • Phát triển chiến lược mua lại.
  • Đặt tiêu chí tìm kiếm M&A.
  • Tìm kiếm mục tiêu chuyển đổi tiềm năng.
  • Bắt đầu lập kế hoạch mua lại.
  • Thực hiện phân tích, đánh giá.
  • Đàm phán.
  • Thẩm định M&A.
  • Hợp đồng mua bán.
  • Chiến lược tài chính cho việc mua lại.
  • Đóng cửa và tích hợp việc mua lại.

Marketing trong M&A

Các thương vụ M&A luôn bao gồm các rủi ro, cả khách quan và chủ quan. Các thương vụ M&A sẽ giúp các doanh nghiệp thâu tóm đối thủ và thâm nhập vào thị trường sâu hơn. Tuy nhiên, nếu không được đầu tư đúng mức và có những định hướng chiến lược rõ ràng từ marketing thì nó sẽ không giúp các doanh nghiệp chinh phục được khách hàng và thị trường.


Vai trò của marketing trong thương vụ M&A

  • Tránh khủng hoảng truyền thông.
  • Điều chỉnh lại nhân sự và quy trình làm việc.
  • Thống nhất chiến lược thương hiệu.

Các thương vụ M&A đình đám tại Việt Nam

- CFR International SPA thuộc Tập đoàn Abbott đã mua sở hữu gần 46% vốn của CTCP Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO từ trước năm 2016.

- ThaiBev và Sabeco là một thương vụ lớn nhất trong ngành bia của Châu Á với giá trị lên đến 4,8 tỷ USD từ việc ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.

- Central Group – Big C, với việc chi 1,14 tỷ USD của Central Group để mua lại Big C nhằm mục đích muốn thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam.

Với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu được định nghĩa M&A là gì? Lợi ích của M&A, các hình thức và tiến trình thực hiện một thương vụ M&A.

Hãy theo dõi BTH Studio để có thêm nhiều thông tin.

Artikel Terkait

Next Article
« Prev Post
Previous Article
Next Post »

Disqus